Bài hoa Hanafuda là gì? Cấu trúc bộ bài hoa Hanafuda

Nếu phương Tây có bộ bài Tây, Việt Nam có bài Tứ sắc thì Nhật Bản cũng sở hữu cho mình một bộ bài riêng được gọi là bài hoa Hanafuda. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Gemwin.voto tìm hiểu về bộ bài hoa Hanafuda này và cấu trúc của một bộ bài hoa Hanafuda tiêu chuẩn nhé!

Bài hoa Hanafuda là gì?

Bài hoa Hanafuda (花札), hay còn gọi là Hanakaruta (花かるた), là loại bai hoa truyền thống của Nhật Bản. Họa tiết trên bài là chim muông, hoa cỏ, mây trời mang đặc trưng của 12 tháng trong năm tại Nhật Bản. Từng bộ bài Hanafuda gồm 48 lá bài. Người Việt Nam tại Nhật thường gọi bộ bài này với cái tên rất đáng yêu là “bài Hoa”, vì “hana” trong tiếng Nhật là “hoa”.

Bài Hanafuda là loại bài truyền thống của Nhật Bản.
Bài Hanafuda là loại bài truyền thống của Nhật Bản.

Trước đây, bài hoa Hanafuda là trò chơi chỉ dành cho giới quý tộc hoặc samurai, nhưng dần dà nó được phổ biến ra tầng lớp bình dân và hiện nay đã trở thành trò chơi quốc dân của Nhật Bản. Một bộ bài thường có nhiều cách chơi khác nhau và Hanafuda cũng thế. Trong đấy, có 3 cách chơi phổ biến nhất là cách chơi “Koikoi” dành cho 2 người, “Hanaawase” dành cho 3 người và cách chơi “Haha” dành cho nhóm 3 – 7 người. Nhiều người nhận xét rằng đây là trò chơi trí tuệ đòi hỏi phải có trực giác, sự khéo léo và bình tĩnh.

Từ khi nào người Nhật bắt đầu đánh Hanafuda?

Tương truyền rằng, vào thời Azuchi-Momoyama (1568 – 1600) văn hóa châu Âu bắt đầu du nhập vào Nhật Bản bởi những nhà truyền giáo như súng ống, bánh Castella, và chắc chắn là có cả các trò chơi liên quan đến thẻ bài. Từ “Karuta” trong tiếng Nhật bắt nguồn từ chữ “carta” trong tiếng Bồ Đào Nha, là từ dùng để chỉ trò chơi bài.

Xem thêm các bài tại Game Bài Gemwin

Vào thời Tensho (1573 – 1592), Nhật Bản đã sản xuất bộ bài đầu tiên dựa trên bộ bài của Bồ Đào Nha, được gọi là Tensho Karuta. Tới năm 1633 (Thời Edo), Nhật Bản đã đóng cửa với phương Tây, dẫn đến những trò chơi bài của nước ngoài cũng bị cấm.

Lệnh cấm chơi bài trở nên nghiêm ngặt hơn từ cuối thế kỉ 18, đặc biệt là trong đợt cải cách Kansei. Vì thế mà người dân đã sáng tạo ra nhiều kiểu bài khác nhau nhằm lách luật. Chính quyền Mạc phủ cũng nhanh chóng cấm ngay sau đấy. Tuy vậy, các bakuto (những con bạc chuyên nghiệp) vẫn luôn tiếp tục tìm ra nhiều quy tắc và cách tính điểm khác nhau để che mắt chính quyền.

Từ khi nào người Nhật bắt đầu đánh Hanafuda?
Từ khi nào người Nhật bắt đầu đánh Hanafuda?

Sau thời gian dài cấm đoán, chính quyền cũng nhận ra rằng những biện pháp của mình dường như vô nghĩa, vì mỗi lần họ cấm thì người chơi bài lại nghĩ ra những kiểu dạng khác để lách luật. Chính vì thế mà những dạng bài chỉ có hình, không có số và không thể tính điểm được chơi một cách hợp pháp, trong đó có bài Hanafuda. Dần dần, Hanafuda trở nên phổ biến và trở thành trò chơi truyền thống của Nhật Bản như hiện tại.

Năm 1889, ông Fusaijiro Yamauchi đã thành lập công ty Nintendo với mục đích sản xuất và bán bài Hanafuda thủ công. Dù sau này Nintendo đã tập trung vào sản xuất trò chơi điện tử nhưng vẫn tiếp tục sản xuất bài Hanafuda, có cả chủ đề bài Hanafuda và chủ đề Mario.

Một bộ bài Hanafuda có cấu trúc thế nào?

Một bộ bài Hanafuda bao gồm 48 lá, chia thành 12 tháng trong năm với mỗi tháng là 4 quân được thể hiện bằng hình ảnh cỏ cây, hoa lá, động vật, thời tiết đặc trưng của tháng đó. Tương tự bài Tây, bài Hanafuda cũng gồm 4 chất là Kasu, Tanzaku, Tane và Hikari.

  • Kasu (カス): nghĩa là “rác”, là lá bài có điểm thấp nhất, chỉ có 1 điểm. Hình ảnh của Kasu thường là cây hoặc hoa đứng một mình, mỗi một tháng sẽ có 2 hoặc 3 lá Kasu.
  • Tanzaku (短冊): Tanzaku trong tiếng Nhật nghĩa là những mảnh giấy nhỏ dài để người ta viết thơ hoặc điều ước lên đó. Tanzaku trong bộ bài Hanafuda có 5 quân, gồm 2 loại là Akatan (赤短) với hình mảnh giấy màu đỏ và Aotan (青短) với hình mảnh giấy màu tím. Mỗi lá bài này là 5 điểm.
  • Tane (タネ): các lá bài Tane thường có hình động vật hoặc một đồ vật tượng trưng cho văn hóa Nhật Bản. Tane có tổng cộng 9 quân, mỗi lá giá trị 10 điểm.
  • Hikari (光): đây là các lá bài cao điểm nhất với mỗi lá là 20 điểm và mỗi bộ bài Hanafuda sẽ có 5 lá Hikari.
Một bộ bài Hanafuda có cấu trúc thế nào?
Một bộ bài Hanafuda có cấu trúc thế nào?

Cấu trúc bộ Hanafuda theo tháng

Tháng 1 – Cây thông (Matsu)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 lá Hikari hình chim hạc

Tháng 2 – Hoa đào (Ume)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 lá Tane hình 1 chú chim hoàng anh đang đậu trên cành cây

Tháng 3 – Hoa anh đào (Sakura)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 lá Hikari có hình tấm rèm
Hanafuda tháng 3
Hanafuda tháng 3

Tháng 4 – Hoa tử đằng (Fuji)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 lá Tane có hình chim cu cu

Tháng 5 – Hoa diên vĩ (Ayame)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 quân Tane có hình cầu Yatsu (một kiểu cầu hình zic zac truyền thống của Nhật Bản)

Tháng 6 – Hoa mẫu đơn (Botan)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 lá Tane có hình bươm bướm

Tháng 7 – Hoa Hagi (Hagi)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 lá Tane hình heo rừng

Tháng 8 – Cây cỏ lau (Susuki)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tane hình ngỗng trời
  • 1 quân Hikari hình trăng tròn trên bầu trời đỏ

Tháng 9 – Hoa cúc (Kiku)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 quân Tane có hình chén uống rượu sake

Tháng 10 – Lá đỏ (Momiji)

  • 2 lá Kasu
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 lá Tane có hình con nai

Tháng 11 – Cây liễu (Yanagi)

  • 1 quân Kasu, có chỗ gọi là Onifuda
  • 1 lá Tanzaku
  • 1 lá Tane hình chim yến
  • 1 quân Hikari hình Ono no Michikaze, một nhà thư pháp Nhật Bản

Tháng 12 – Cây thường xuân (Kiri)

  • 3 lá Kasu
  • 1 quân Hikari hình chim phượng hoàng

Một vài loại bài Hanafuda ở Nhật Bản

  • Hachihachi Hana (八八花): dạng bài này được sáng tạo ra vào thời Minh Trị, được dùng phổ biến trên khắp Nhật bản cho đến ngày nay.
  • Hokkai Hana (北海花): bài Hanafuda của vùng Hokkaido.
  • Echigo Hana (越後花): bài Hanafuda được dùng ở trong và khu vực lân cận tỉnh Niigata. 
  • Echigo Kohana (越後小花): bài Hanafuda được chơi ở vùng Joetsu của tỉnh Niigata, có kích thước nhỏ hơn bộ bài thường. Đặc biệt, bài Echigokohana còn có thêm 3 lá bài quỷ “Onifuda” (鬼札),  nhưng hiện nay không còn nhiều người biết cách chơi 3 lá bài này nữa.
  • Echizen Hana (越前花): bài Hanafuda ở tỉnh Fukui, có nhiều bí ẩn xoay quanh bộ bài này.
  • Kintoki Hana (金時花): bài hoa của vùng Shikoku. Nguồn gốc của cái tên Kintoki Hana được cho là vì trong bộ bài có lá bài quỷ Kintaro (金太郎の鬼札), chức năng tương tự với lá Joker trong bài Poker. Ngoài ra, bộ bài này còn có tên gọi khác là Awa Hana (阿波花) vì người ta cho rằng bộ bài này được sáng tạo ở tỉnh Tokushima và Awa là tên gọi cũ của tỉnh Tokushima trước thời Minh Trị.
  • Oshu Hana (奥州花) hoặc Yamagata Hana (山形花): một loại bài hoa của vùng Tohoku, được chơi chủ yếu ở tỉnh Yamagata. Đặc điểm của bộ bài này là 1 trong 2 quân bài Kasu của mỗi tháng sẽ có một chấm đen.
Một vài loại bài Hanafuda ở Nhật Bản
Một vài loại bài Hanafuda ở Nhật Bản

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về bài hoa Hanafuda. Hy vọng bài viết trên của Gemwin.voto đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích.